Gọi lại cho tôi Đặt lịch hẹn

Tụt lợi chân răng không chỉ là vấn đề gây khó chịu cho nhiều người lớn tuổi mà còn làm đau đầu nhiều bạn trẻ ngày nay. Ðó là hiện tượng lộ bề mặt chân răng do lợi di chuyển về phía cuống răng.

Biểu hiện của tụt lợi chân răng

Bên cạnh bị hở chân răng, khi bị tụt lợi chân răng. Bệnh nhân còn có thể xuất hiện các biểu hiện kèm theo sau:

– Tụt lợi chảy máu chân răng sau khi vệ sinh răng bằng bàn chải hoặc chỉ nha khoa.

– Lợi có dấu hiệu sưng, đỏ.

– Lợi bị đau hoặc khó chịu, nhạy cảm hơn bình thường.

– Hơi thở có mùi khó chịu.

– Lợi bị teo lại rõ rệt.

– Răng lung lay.

Nguyên nhân gây ra tình trạng tụt lợi chân răng

Do viêm quanh răng: Viêm lợi, viêm quanh răng không được điều trị lâu ngày sẽ làm tụt lợi. Bệnh nhân bị tụt lợi do viêm quanh răng thường kèm theo chảy máu lợi, sưng lợi.

Do cấu trúc răng: Lớp xương phủ bề mặt ngoài của chân răng quá mỏng, dễ bị sang chấn dẫn tới tụt lợi. Răng mọc lệch, mọc chìa ra ngoài cung hàm cũng hay gặp tình trạng này.

Do di truyền: Một số tình trạng bị tụt lợi được cho là có liên quan đến di truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác.

Đánh răng quá mạnh: Việc đánh răng thường xuyên chưa chắc đã tốt, nếu bạn đánh răng quá mạnh men răng có thể bị hư hỏng gây ra tụt lợi.

Vệ sinh răng miệng kém: Khi bạn không chải răng hoặc chải răng không sạch thì mảng bám, vi khuẩn sẽ bám vào răng, góp phần gây ra tình trạng lợi bị tụt.

Do mất răng: Mất răng lâu ngày dẫn đến tiêu xương hàm làm teo nướu. Khi nướu ngay vị trí mất răng bị teo lại thì kéo theo vùng nướu răng bên cạnh cũng sụt xuống dẫn đến tụt lợi.

Xem thêm: Mất răng lâu năm phải làm sao ?

Hậu quả của tụt lợi chân răng

 Lợi tụt làm bề mặt chân răng lộ ra nên dễ bị sâu chân răng. Chân răng lộ ra sẽ bị mòn khi chải răng làm lộ ngà răng, do đó răng ê buốt khi bị kích thích nóng lạnh, chua ngọt.

 Khi tụt lợi vượt quá ranh giới lợi dính – niêm mạc tiền đình thì bờ lợi thường xuyên bị co kéo trong các hoạt động chức năng nhai, nói làm bong lợi khỏi bề mặt răng. 

Tạo điều kiện cho mảng bám, thức ăn và vi khuẩn tích tụ, nhất là co lợi ở vùng kẽ răng tạo mùi hôi miệng, vi khuẩn tích tụ lâu dài dẫn đến viêm quanh chân răng. Làm ảnh hưởng thẩm mỹ với nhóm răng phía trước.

Tụt lợi nếu để lâu ngày không điều trị sẽ làm cho các tổ chức xung quanh răng bị lỏng lẻo, răng bị tổn thương dẫn đến tiêu xương ổ răng và có thể gây mất răng.

Cách chữa trị tụt lợi chân răng

Đối với những trường hợp tụt lợi mới và nhẹ, không gây ê buốt răng, người bệnh chỉ cần thay đổi cách chải răng đúng với bàn chải lông mềm.

Nếu ê buốt răng xảy ra thường xuyên thì người bệnh nên chải răng bằng các loại kem chải răng có chất chống ê buốt hoặc ngậm gel fluor dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Các cổ răng bị mòn có thể được hàn bằng vật liệu hàn răng thẩm mỹ.

Tuy nhiên khi tụt lợi nặng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, có hoặc không kèm theo ê buốt răng thì biện pháp triệt để nhất để giải quyết tình trạng tụt lợi là phẫu thuật ghép để phục hồi lại phần lợi che phủ chân răng.

Nguyên tắc của các phẫu thuật này là sử dụng các vạt niêm mạc ở vùng răng kế cận, có hoặc không kèm theo vật liệu ghép, để che phủ vùng chân răng bị tụt lợi. 

Các phương pháp thường được sử dụng để che phủ chân răng bao gồm: vạt có chân nuôi (pedicle flap), ghép lợi tự do tự thân (Autogenous free gingival flap), ghép tổ chức liên kết dưới biểu mô (Sub-epithelial connective tisue graft) và phương pháp mới nhất là tái tạo mô có hướng dẫn với màng sinh học (Guided tissue regeneration).

Việc lựa chọn phương pháp ghép và vật liệu ghép tùy thuộc vào mức độ tụt lợi (nặng hay nhẹ), số răng bị tụt lợi (một răng hay nhiều răng liên tiếp), vùng răng bị tụt lợi (răng cửa hay răng hàm) và cấu trúc giải phẫu của vùng kế cận (tổ chức bám dính dày hay mỏng). Phẫu thuật che phủ chân răng nên được thực hiện ở các bệnh viện chuyên khoa lớn bởi các bác sĩ giàu kinh nghiệm.

Cách phòng ngừa tụt lợi chân răng

– Vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng và dùng chỉ nha khoa 2 lần/ ngày.

– Dùng bàn chải có lông mềm hoặc bàn chải được gợi ý bởi Bác sĩ.

– Khách hàng cũng có thể sử dụng nước súc miệng để loại bỏ tốt hơn những vi khuẩn trong khoang miệng.

– Nên tham khảo cách đánh răng phù hợp với tình trạng răng miệng của bản thân trực tiếp bởi Bác sĩ chuyên môn.

– Hạn chế hoặc chấm dứt việc hút thuốc.

– Không nên siết chặt hoặc nghiến răng.

– Giảm tiêu thụ các loại thực phẩm có hại cho răng và lợi như đồ ngọt, chua, quá lạnh hoặc quá nóng,…

– Lấy cao răng và khám răng định kỳ tại nha khoa 6 tháng/lần.

Nếu phát hiện răng bị ê buốt hay bất cứ vấn đề nào liên quan đến răng miệng thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua tổng đài 19002102 hoặc đến trực tiếp Nha Khoa Sài Gòn để được khám và tư vấn miễn phí.

Bạn đang xem bài viết thuộc chuyên mục:

Đến với Công ty TNHH Nha Khoa SÀI GÒN B.H, bạn không còn lo lắng về sức khỏe răng miệng và vẻ đẹp cho nụ cười. Hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới: