Gọi lại cho tôi Đặt lịch hẹn

Niềng răng là 1 trong những phương pháp được chỉ định làm khi răng có những khuyết điểm như hô, móm, răng khấp khểnh, mọc lệch, thưa… Mục tiêu của việc chỉnh nha này là giúp bạn có 1 nụ cười đẹp, hàm răng đều, thẳng và cuối cùng là nhai tốt, ít gặp bệnh răng miệng. Tuy nhiên có một sự thật là không phải ai cũng có thể kết bạn với niềng răng. Vậy những trường hợp nào thì không được phép niềng răng? 

 Mắc bệnh nha chu quá nặng

Bệnh nha chu là bệnh xảy ra ở các tổ chức xung quanh răng như viêm nhiễm mãn tính mô nướu, mô nâng đỡ của răng. 

Người sở hữu một chiếc răng khỏe mạnh cần đảm bảo răng luôn ổn định trong ổ chân răng và được bao phủ bởi lớp nướu mạnh khỏe. Đặc biệt là không có bất kỳ một bệnh lí về răng miệng nào.

Tuy nhiên đối với những người khi toàn bộ tổ chức nướu cũng như chân răng bị viêm nhiễm điều này chứng tỏ răng chiếc răng của bạn không hề được đảm bảo và được bảo vệ tốt nữa.

Lúc này toàn bộ nướu sẽ có chiều hướng viêm gây tụt nướu trường hợp nặng có thể dẫn đến tiêu xương hàm. Một khi nướu bị tụt xuống đồng nghĩa rằng chân răng không thể còn sự vững chắc nữa. Do đó không thể niềng răng đối với trường hợp này.

Trồng răng giả và răng bọc sứ

Bọc răng sứ có niềng răng được không là thắc mắc của không ít bạn. Nhưng tùy theo từng trường hợp cụ thể, có những trường hợp bọc sứ xong vẫn có thể tiến hành niềng và có trường hợp thì không niềng được.

Chúng ta biết rằng niềng răng mắc cài là ta phải gắn mắc cài (khí cụ) lên trên bề mặt răng để tạo lực làm răng di chuyển.

Tuy nhiên theo bác sĩ tại Nha Khoa Sài Gòn cho biết, do răng sứ, răng giả đã được tạo 1 độ bóng nhất định ở mặt ngoài nên không có độ bám dính tốt như răng thật. Vì thế, việc gắn keo để cố định mắc cài trên răng sẽ khó có thể thực hiện được. 

Ngoài ra, có một điểm cần lưu ý nữa rằng, không phải lúc nào phần cùi răng thật và răng sứ cũng đồng bộ với nhau, 1 phần do lực kéo chủ yếu tác động lên thân răng sứ.

Do đó, nếu phần bọc sứ không được gắn chặt vào cùi răng thật bên trong thì khi có lực kéo của niềng răng, răng sứ sẽ rất dễ bị tuột ra, không thể di chuyển theo dự định của bác sĩ. 

Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình chỉnh nha cho người bệnh. Bên cạnh đó, cùi răng thật có thể bị ê buốt, đau nhức nếu lớp sứ không ôm sát vào cùi răng, khiến bạn cảm giác khó chịu.

Ngoài ra, nếu như trong trường hợp bạn bọc răng sứ đơn lẻ, bạn cần đảm bảo được tiêu chuẩn của phục hình răng sứ, tức là phần vỏ bọc sứ ôm sát cùi răng thật mà điều này thì… rất khó ai nói trước được.

Còn với trường hợp bạn bọc răng sứ toàn hàm thì khi bọc răng, bác sĩ đã tính toán để sắp xếp răng đều rồi nên không cần phải niềng răng nữa.

Người có xương hàm quá yếu

Không thể niềng răng với đối tượng này là trường hợp khá đặc biệt, vì về bản chất do cơ địa có cấu trúc và nền tảng xương hàm quá yếu. Không đủ điều kiện đảm bảo trong quá trình niềng răng được an toàn cũng như hiệu quả.

Chính vì thế có những trường hợp niềng sau khi kết thúc quá trình điều trị và đeo niềng răng vẫn có thể lệch lạc trở lại ban đầu. Ngoài ra người sở hữu xương hàm yếu xuyên suốt quá trình niềng thường xuyên gặp phải đau đớn và đem lại sự khó chịu cho bệnh nhân.

Mắc bệnh lý toàn thân

Cũng giống như nhổ răng, có những đối tượng dù muốn cũng không thể thực hiện phương pháp niềng răng được. 

Đó là những người mắc 1 số bệnh lý toàn thân như động kinh, tâm thần, tim mạch nặng, bệnh tiểu đường, căn bệnh ác tính như ung thư máu… 

Sở dĩ những người mắc bệnh tiểu đường, hay ung thư không được niềng răng là bởi khả năng chống lây nhiễm đã rất kém, việc xử lý vấn đề ở răng có thể tạo ra vết thương khó liền, rất dễ gây nhiễm trùng nặng.

Ngoài ra, bệnh nhân có tiền sử bệnh tim mạch, động kinh cũng chống chỉ định với phương pháp chỉnh nha. 

Lý do là bởi sự căng thẳng, đau đớn trong quá trình thực hiện, điều trị có thể gây ra chứng khó thở, tim đập nhanh, suy tim.. hay khiến người bệnh tái phát cơn động kinh bất cứ lúc nào.

Chính vì lẽ đó mà việc trực tiếp thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định chỉnh nha là vô cùng cần thiết. Khi khám, bạn cũng cần nói rõ với bác sĩ về tình trạng của bản thân, để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra. 

 

Bạn đang xem bài viết thuộc chuyên mục:

Đến với Công ty TNHH Nha Khoa SÀI GÒN B.H, bạn không còn lo lắng về sức khỏe răng miệng và vẻ đẹp cho nụ cười. Hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới: