Gọi lại cho tôi Đặt lịch hẹn

Hàn răng hay còn gọi là trám răng là một phương pháp bổ sung một phần của răng bị mất do nhiều nguyên nhân gây nên. Đây là phương pháp phổ biến được áp dụng nhằm mục đích bảo vệ răng khỏi vi khuẩn xâm nhập.Vậy trám răng sâu sử dụng có được lâu không?

Trám răng là gì?

Trám răng là phương pháp bù đắp những khoảng trống của răng nhằm khôi phục hình dạng và bảo vệ những chiếc răng đã bị hư hỏng do sâu răng hoặc một số những tác nhân làm sứt răng gây nên. Trám răng giúp phục hồi chức năng nhai và bảo vệ răng khỏi vi khuẩn xâm nhập.

Để thực hiện việc này, việc đầu tiên các bác sĩ nha khoa sẽ loại bỏ toàn bộ những tác nhân gây nên tình trạng sâu răng, làm sạch vùng bị ảnh hưởng và sử dụng chất chuyên dụng để lấp kín những khoảng trống.

Phương pháp này có tác dụng ngăn ngừa được sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại đến răng, cải thiện được tình trạng sâu răng cũng như đưa răng trở về trạng thái ban đầu, hạn chế tối đa tình trạng tái sâu răng.

Đặc biệt phương pháp này hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến cấu trúc răng cũng như không can thiệp hay tác động mạnh đến răng và giữ được tính thẩm mỹ cao.

Trám răng sâu có sử dụng được lâu?

Tuổi thọ của miếng trám răng phụ thuộc nhiều vào vật liệu vị trí răng và cách chăm sóc của mỗi người. Mỗi miếng trám Composite thường sử dụng 2 đến 3 năm hoặc hơn.

– Vị trí trám: Mặt tiếp xúc giữa miếng trám và răng càng ít, nguy cơ bung bật càng cao. Vì có tiết diện lớn, nền nâng đỡ rộng nên miếng trám răng hàm thường tồn tại lâu hơn các vị trí khác.

– Các chăm sóc: Các miếng trám thường xuyên bị va đập, tác động bởi lực mạnh, thường kém bền, dễ bị bong tróc, bung bật ra khỏi vị trí.

Tay nghề của bác sĩ cũng là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định đến thời gian sử dụng của miếng trám răng.

Các miếng trám sai kỹ thuật không chỉ kém bền hơn bình thường mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe răng miệng của bệnh nhân. Vì thế, để đảm bảo an toàn, bạn chỉ nên thực hiện ở một địa chỉ nha khoa uy tín và đáng tin cậy.

Tại sao cần trám răng sâu?

Để tránh bị mất răng: Khi răng bị sâu, bị sứt mẻ thì nguy cơ bị vi khuẩn xâm nhập vào tủy sẽ cao. Khi tủy răng bị vi khuẩn xâm nhập sẽ gây tình trạng viêm tủy và lâu dần sẽ khiến răng bị lung lay, áp xe ổ răng. Nếu trường hợp này xảy ra việc điều trị chữa răng sâu sẽ khó và có thể sẽ phải nhổ bỏ chiếc răng.

Để hỗ trợ điều trị bệnh lý răng miệng: Khi răng bị sâu, nếu không trám bít vi khuẩn sẽ phá hủy cấu trúc men răng và ngà răng. Điều này sẽ gây tình trạng viêm tủy như ở trên và sẽ khó khắc phục các bệnh lý này về lâu dài.

Đảm bảo chức năng nhai của răng: Phương pháp trám sẽ bít lại những khoảng trống bị mất và đảm bảo chức năng nhai của răng như răng tự nhiên.

Chi phí rẻ, đảm bảo tính thẩm mỹ: Chi phí cho việc trám, hàn răng không đắt so với việc bọc răng sứ và do các chất liệu trám có màu khá giống răng thật nên vẫn sẽ đảm bảo tính thẩm mỹ cho người bệnh.

Trường hợp nào cần trám răng?

Sâu răng

Sâu răng hoặc răng bị đen bên trong là một trong những nguyên nhân chính để các bác sĩ áp dụng phương pháp trám răng cho bệnh nhân. Tuy nhiên không phải tất cả các bệnh nhân sâu răng đều phải trám mà nếu nhẹ chỉ cần theo dõi.

Các bác sĩ nha khoa sẽ kiểm tra lỗ sâu, nếu lỗ sâu tự lành thì bạn sẽ không cần phải trám mà chỉ cần theo dõi và điều trị, ngăn ngừa tình trạng tái phát của răng sâu.

Trám răng mẻ, phục hình thẩm mỹ

Thông thường trường hợp mẻ răng sẽ được phục hình bằng mão sữ, tuy nhiên một số trường hợp cụ thể có thể dùng bằng biện pháp trám bằng vật liệu chuyên khoa để khắc phục răng bị sứt. Trường hợp này các bác sĩ sẽ phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định dùng vật liệu trám.

Răng bị đổi màu

Một lý do để áp dụng phương pháp trám, hàn răng là dùng chất trám để bao phủ răng bị đổi màu, răng đổi màu do nhiều nguyên nhân như dùng chất có màu, chất kích thích, thuốc kháng sinh hoặc do cách chăm sóc cá nhân…

Thay thế miếng trám cũ

Sau một thời gian, miếng trám cũ cần phải được thay thế. Các vật liệu trám sau thời gian sẽ đổi màu và liên kết giữa miếng trám và răng có thể trở nên lỏng lẻo. Vì vậy khách hàng cần phải kiểm tra định kỳ lại những chỗ trám là việc cần thiết.

Trám răng sâu có đau không? Thời gian trám mất bao lâu?

Vì đã được gây tê từ trước nên trong suốt quá trình trám răng sâu, bệnh nhân hoàn toàn không cảm thấy đau nhức, ê buốt. Thuốc tê được sử dụng trong kỹ thuật này thường có tác dụng khoảng 1 giờ.

Sau khoảng thời gian này, một số bệnh nhân có thể cảm thấy hơi ê buốt. Đây là một phản ứng bình thường khi cơ thể và thường chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn. Do đó, bạn không cần phải quá lo lắng.

Trám răng là kỹ thuật nha khoa đơn giản, thường hoàn tất trong một lần hẹn. Thời gian thực hiện trám răng phụ thuộc nhiều vào tình trạng cụ thể của chiếc răng, khoảng 10 – 15 phút cho mỗi vị trí trám.

Các răng bị sâu nặng, đã ảnh hưởng đến tủy, hình thành áp xe thường cần nhiều thời gian hơn. Bác sĩ sẽ loại bỏ hoàn toàn ổ vi khuẩn bằng các kỹ thuật phù hợp như nạo mủ, rạch áp xe, điều trị nội nha…

Cách chăm sóc sau khi trám răng sâu

✓ Không sử dụng lực nhai cắn quá mạnh

✓ Không dùng răng đã trám để cắn, nhai các thực phẩm cứng

✓ Hạn chế sử dụng các thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh

✓ Hạn chế sử dụng thức ăn, đồ uống có màu sậm như trà, cà phê, rượu vang đỏ…

✓ Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày

✓ Đánh răng sâu khi ăn thực phẩm có hàm lượng đường, tinh bột cao

✓ Uống hoặc súc miệng bằng nước lọc sau khi ăn thực phẩm có tính axit cao

✓ Khám răng định kỳ tại nha khoa khoảng 3 – 6 tháng một lần

 

 

 

 

 

 

Bạn đang xem bài viết thuộc chuyên mục:

Đến với Công ty TNHH Nha Khoa SÀI GÒN B.H, bạn không còn lo lắng về sức khỏe răng miệng và vẻ đẹp cho nụ cười. Hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới: