Gọi lại cho tôi Đặt lịch hẹn

Bệnh viêm nha chu rất phổ biến, các triệu chứng của bệnh rất dễ nhầm lẫn với bệnh viêm lợi thông thường. Chính vì lý do này, nhiều bệnh nhân đã chủ quan không điều trị kịp thời, bệnh lý trở nên nghiêm trọng và ảnh hưởng lớn tới khả năng ăn nhai. Bệnh nhân có thể bị mất răng nếu bệnh lý đã rất nghiêm trọng. Vậy viêm nha chu là gì, nguyên nhân dẫn tới bệnh lý và cách điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu cụ thể để kịp thời nhận biết và điều trị nhanh chóng.

Viêm nha chu là gì?

Tất cả các bộ phận gồm nướu, xương ổ răng, lợi và dây chằng được sắp xếp thành một tổ chức gọi là phần nha chu. Nha chu bao quanh chân răng, đóng vai trò bảo vệ, nâng đỡ chiếc răng, giúp răng khỏe mạnh và luôn vững chắc.

Viêm nha chu là dạng bệnh viêm nhiễm các mô nha chu. Dấu hiệu ở đây gồm có các mô nướu bị viêm sưng tấy đỏ, đau nhức, có hiện tượng viêm nha chu phá hủy (tiêu xương ổ răng). Thông thường, viêm nha chu sẽ bắt đầu ở dạng viêm lợi, khi tình trạng viêm nhiễm kéo dài, nướu sẽ tách dần ra khỏi chân răng, mất khả năng bám bảo vệ. Vi khuẩn sẽ xâm nhập sâu, bắt đầu phá hủy phần xương ổ răng, hình thành các túi viêm nha chu.

Nguyên nhân của bệnh viêm nha chu

Có những nguyên nhân chính dẫn tới bệnh viêm nha chu đó là: Vệ sinh răng miệng không đúng cách, không lấy cao răng định kỳ tại nha khoa, sử dụng tăm răng đầu nhọn và to để xỉa răng, hệ miễn dịch kém, hút thuốc lá, rối loạn tiết tố cơ thể, bệnh nhân mắc bệnh lý nghiêm trọng như tiểu đường, bạch cầu,… 

Vệ sinh răng miệng không đúng cách rất dễ làm cho nướu bị tổn thương, chảy máu chân răng, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập thông qua các vị trí tổn thương. Lớp cao răng hình thành trên các mặt răng, nếu để lâu tạo nên các mảng cao răng cứng, bám chắc vào chân răng, chiếm dần vị trí của phần nướu, khiến nướu tách dần khỏi chân răng. Nếu lớp cao không được loại bỏ, vi khuẩn sẽ nhanh chóng tấn công, có thể dễ dàng quan sát được hiện tượng chân răng dài ra (do nướu bị tụt sâu xuống).

Điều trị bệnh nha chu như thế nào?

Nếu răng miệng có các dấu hiệu như: Nướu sưng tấy, căng phồng, đau nhức, dễ chảy máu; Răng nhạy cảm, dễ ê buốt, khó ăn nhai tại vị trí đó; Răng có cảm giác lung lay nhẹ; Có hiện tượng chân răng dài, nướu tụt sâu xuống; Chân răng có nhiều mảng cao răng bám xung quanh… thì bệnh nhân nên tới nha khoa để kiểm tra vì đây là dấu hiệu của bệnh viêm nha chu.

Viêm nha chu ở từng mức độ khác nhau sẽ có cách điều trị khác nhau. Nếu tình trạng bệnh ở mức nhẹ, hoặc ở mức tồn tại nguy cơ gây viêm thì bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh răng miệng cho bệnh nhân, cạo sạch vôi răng và kết hợp kiểm tra thăm khám định kỳ.

Nếu viêm nha chu mức độ nặng hơn, bác sĩ nha khoa sẽ sử dụng các biện pháp trám tủy, điều trị viêm nướu, ngăn chặn sự hình thành và phát triển của vi khuẩn, bảo vệ phần chân răng và tủy răng.

Một số trường hợp viêm đã rất nặng, răng thật đã bị hủy hoại không thể bảo tồn được thì bác sĩ sẽ buộc phải nhổ răng. Sau khi nhổ răng, bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân một số cách phục hình răng bị mất hiệu quả, phù hợp.

Trên đây là các thông tin về viêm nha chu là gì, nguyên nhân và cách điều trị. Bệnh nhân hãy nhanh chóng tới nha khoa kiểm tra, thăm khám nếu như thấy răng miệng có dấu hiệu bệnh lý.

Bạn đang xem bài viết thuộc chuyên mục:

Đến với Công ty TNHH Nha Khoa SÀI GÒN B.H, bạn không còn lo lắng về sức khỏe răng miệng và vẻ đẹp cho nụ cười. Hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới: