Gọi lại cho tôi Đặt lịch hẹn

Niềng răng xong bị khớp cắn sâu (hô răng), vì sao? Dạo gần đây Nha Khoa Sài Gòn B.H nhận điều trị khá nhiều bệnh nhân bị “phản tác dụng niềng răng”, khiến răng sau khi niềng mắc phải tình trạng khớp cắn sâu cực kỳ mất thẩm mỹ.

Vậy nguyên nhân của tình trạng này do đâu, điều trị thế nào, nên lưu ý những gì để kết quả tốt hơn? Xem ngay bài viết dưới đây nha!

»»» Xem thêm: Niềng răng xong có bị hô lại không

nieng-rang-khop-can-sau

Khớp cắn sâu là gì? Dấu hiệu nhận biết

Khớp cắn sâu là tình trạng 2 hàm lệch tâm đối xứng, hàm trên đưa ra quá nhiều so với hàm dưới, hay còn gọi là hô răng.

Bạn có thể dễ dàng nhận thấy dấu hiệu khớp cắn sâu thông qua trạng thái nghỉ của răng.

Khi 2 hàm đóng, quan sát thấy hàm răng trên nhổ ra phía trước, che hàm dưới 1 khoảng quá lớn thì có thể bạn đang gặp phải tình trạng khớp cắn sâu.

Niềng răng xong bị khớp cắn sâu là trường hợp phổ biến khi bệnh nhân điều trị ở các cơ sở thiếu chuyên nghiệp, không uy tín, chẩn đoán sai bệnh lý hoặc đưa ra phác đồ điều trị không phù hợp.

nieng-rang-lech-khop-can

Khớp cắn sâu gây ảnh hưởng gì không?

Tình trạng niềng răng xong bị khớp cắn sâu ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng của bệnh nhân. Khớp cắn sâu cũng là nguyên nhân của nhiều bệnh lý phức tạp về sau như viêm khớp thái dương hàm, lệch hàm, biến dạng hàm…

– Về mặt thẩm mỹ, khớp cắn sâu gây ảnh hưởng lớn khiến bệnh nhân tự ti, mặc cảm và thiếu tự tin trong giao tiếp, cuộc sống hàng ngày.

– Về chức năng ăn nhai: hô răng khiến việc cắn xé thức ăn khó khăn hơn, cản trở chức năng ăn nhai lâu dần sẽ gây áp lực lên hàm.

– Răng hô cũng khiến bệnh nhân có tỷ lệ nói đớt, phát âm không chuẩn lớn hơn.

– Về lâu dài, khớp cắn sâu có thể gây mòn răng nặng, lộ ngà răng và ê buốt nghiêm trọng.

– Khớp cắn sâu cũng là nguyên nhân của các bệnh lý khớp thái dương hàm, cực kỳ nguy hiểm.

Nguyên nhân sau khi niềng răng xong bị khớp cắn sâu

Có thể bạn cho rằng, niềng răng xong bị khớp cắn sâu là không thể vì quá trình di chuyển răng kéo dài theo phác đồ điều trị của bác sĩ đã giúp cải thiện hoàn hảo các khiếm khuyết của răng.

Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp niềng răng xong thì răng hàm đều đẹp tâm tấp. Đây là 1 số nguyên nhân được các bác sĩ tại Nha Khoa Sài Gòn B.H chỉ ra về việc chạy răng, răng bị khớp cắn sâu sau niềng.

+ Do bác sĩ chẩn đoán sai về tình trạng răng của bệnh nhân:

Đây là lý do phổ biến, dễ gặp phải khi bệnh nhân lựa chọn điều trị tại các cơ sở không chuyên, kém chất lượng. Bác sĩ không có kinh nghiệm dễ chẩn đoán sai, khiến việc niềng răng phản tác dụng và gây hậu quả nặng nề.

+ Do kỹ thuật niềng răng không đúng

Lực siết, đẩy răng trong suốt quá trình niềng phải phù hợp với từng giai đoạn dịch chuyển của răng. Kỹ thuật niềng răng thiếu chính xác có thể khiến lực tác động lên răng quá lớn, gây áp lực lên toàn hàm.

+ Do thói quen chăm sóc răng miệng không đúng cách

– Không đeo hàm duy trì đúng thời gian bác sĩ chỉ định có thể khiến niềng răng xong bị khớp cắn sâu hoặc các răng chạy lại vị trí ban đầu.

– Thường xuyên cắn, xé các thức ăn dai, cứng khiến răng bị chìa ra.

– Thường xuyên chống cằm, đẩy răng bằng lưỡi cũng khiến răng dễ bị hô trở lại.

– Không theo dõi và thăm khám răng định kỳ.

Cách điều trị khớp cắn sâu sau khi niềng răng

Sau hơn 15 năm hoạt động và phát triển, Nha Khoa Sài Gòn B.H cho rằng kinh nghiệm và tay nghề của bác sĩ chính là thước đo của thành công sau niềng răng.

Do đó, nếu bạn niềng răng xong bị khớp cắn sâu, cách tốt nhất là đi kiểm tra lại tại 1 nha khoa uy tín và được đánh giá cao về chuyên môn.

Các bác sĩ có kinh nghiệm có thể dễ dàng xác nhận tình trạng khớp cắn sâu của bạn xảy ra do đâu và đưa ra hướng điều trị phục hồi thích hợp.

– Nếu khớp cắn sâu do xương hàm, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật hàm hoặc tinh chỉnh bằng các phương pháp khác nhau để khắc phục tốt nhất.

– Nếu khớp cắn sâu do răng, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ niềng răng mới.

Niềng răng xong bị khớp cắn sâu không phải trường hợp hiếm gặp. Nguyên nhân chính vẫn do việc tìm hiểu cơ sở, bác sĩ niềng răng không kỹ nên chẩn đoán sai tình trạng hoặc cũng có thể xuất phát từ các thói quen xấu của bệnh nhân.

Nếu đang rơi vào tình trạng này, bệnh nhân có thể liên hệ trực tiếp đến Nha Khoa Sài Gòn B.H để được bác sĩ chuyên môn thăm khám và có phương hướng điều trị phù hợp.

Bạn đang xem bài viết thuộc chuyên mục:

Đến với Công ty TNHH Nha Khoa SÀI GÒN B.H, bạn không còn lo lắng về sức khỏe răng miệng và vẻ đẹp cho nụ cười. Hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới: