Gọi lại cho tôi Đặt lịch hẹn

Khi bé mọc răng sữa sẽ báo hiệu cho mẹ biết rằng lúc này bé cần nhiều chất hơn và có thể đã ăn dặm được. Vì vậy, các mẹ nên theo dõi và chú ý sát sao từng chi tiết nhỏ để con mình có thể phát triển 1 cách toàn diện nhé. Sau đây các bố mẹ hãy cùng Nha Khoa Sài Gòn B.H tham khảo bài viết răng sữa mọc lúc nào? Lịch mọc răng sữa đầu tiên của trẻ mẹ cần biết sau đây các bạn hãy tham khảo nhé.

Dấu hiệu trẻ mọc răng sữa

– Chảy dãi:Khi trẻ mọc răng, nướu bé sẽ bị sưng lên, do vậy tuyến nước bọt sẽ tiết ra nhiều dãi hơn để bé đỡ bị đau và giảm sưng nướu

– Thích cắn: Khi mọc răng trẻ sẽ rất khó chịu, bứt rứt với cái răng nên trẻ sẽ có xu hướng cắn để vơi bớt cảm giác đó.

– Bị đau: Vì nướu sưng lên nên sẽ khiến trẻ bị đau

– Dễ cáu kỉnh: Khi bé mọc răng, bé sẽ có cảm giác khó chịu, bứt rứt vì đau nên bé sẽ có xu hướng cáu kỉnh hơn mọi ngày

– Từ chối bú: Khi bú bé sẽ bị đau vì ti mẹ hay ti giả chạm vào chỗ nướu sưng lên đau, bé sẽ không thích bú

– Bị tiêu chảy: Dấu hiệu này không rõ ràng, có thể bé đang bị mắc bệnh khác nên nếu các mẹ thấy trẻ bị tiêu chảy lâu thì nên cho trẻ đi khám

– Bị sốt: Khi mọc răng, bé cũng nóng nhưng không phải ở múc sốt, lúc này nhiệt độ cơ thể bé ở khoảng gần 38 độ, vì vậy khi thấy trẻ sốt cao trên 38 độ các mẹ nên cho bé đi khám

– Nổi ban quanh miệng và cằm: Khi bé chảy nước dãi nhiều vi khuẩn sẽ theo nước dài ra ngoài cằm và miệng nên sẽ gây nổi mụn ban ở cằm và miệng

– Bị ho: bé bị ho khi mọc răng là do bé chống lại các vi khuẩn, virus có hại.

– Ngủ không ngon: Những chiếc răng mọc lên sẽ khiến trẻ bứt rứt, khó chịu mọi lúc mọi nơi nên khi khó chịu vào ban đêm sẽ khiến trẻ ngủ không ngon

– Nổi cục ở lợi: Khi mọc răng, nướu sẽ bị sưng lên làm nổi cục ở lợi

– Kéo tai, dùng tay chà vào má: Răng hàm mặt có sự liên kết với nhau bởi 1 dây thần kinh nên khi khó chịu ở răng bé cũng sẽ thấy sự khó chịu ở tai và má

Răng sữa mọc lúc nào?

Răng sữa đóng vai trò quan trọng trong việc nhai, nói, thẩm mỹ của khuôn mặt và tạo chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên sau này. Răng vĩnh viễn mọc lên và phát triển ở bên dưới chiếc răng sữa.

Nếu răng sữa bị sâu thì việc này cũng gây hại cho răng vĩnh viễn bên dưới. Vì vậy cần chữa trị kịp thời tình trạng sâu răng của răng sữa.

Trung bình, tuổi mọc răng sữa của bé như sau:

1 Răng cửa giữa 5 – 8 tháng tuổi

 2 Răng cửa bên 9 – 12 tháng tuổi

 3 Răng hàm sữa thứ nhất 12 – 15 tháng tuổi

 4 Răng nanh sữa 18 – 21 tháng tuổi

 5 Răng hàm sữa thứ hai 24 tháng – 3 tuổi

Vào lúc trẻ được 3-4 tuổi hầu hết sẽ có 20 chiếc răng sữa. Phần lớn trẻ bắt đầu có răng sữa lung lay ở độ tuổi 5 – 6 tuổi, cũng có một số trẻ có răng sữa lung lay bắt đầu ở độ tuổi sớm hơn lúc 4 tuổi hoặc muộn hơn lúc 7-8 tuổi. Tuy nhiên nếu trẻ có răng sữa bị lung lay và rụng quá sớm thì cần đưa đi khám nha sĩ.

Răng sữa thường được thay thế bởi răng vĩnh viễn theo thứ tự cái nào mọc trước sẽ được thay trước.

Tuổi mọc răng vĩnh viễn và tuổi thay răng ở trẻ em

Thông thường các răng vĩnh viễn sẽ mọc ở ngay vị trí răng sữa vừa rụng. Do áp lực của răng vĩnh viễn ở bên dưới, chân răng sữa sẽ bị tiêu dần, lung lay và rụng đi, nhường chỗ cho răng vĩnh viễn. Tuổi mọc răng vĩnh viễn của bé thông thường là:

1 Răng cửa giữa 5 – 7 tuổi

 2 Răng cửa bên 7 – 8 tuổi

 3 Răng hàm sữa thứ nhất 9 – 10 tuổi

 4 Răng nanh sữa 10 – 11 tuổi

 5 Răng hàm sữa thứ hai 11 – 12 tuổi

Hàm răng của trẻ được coi là phát triển bình thường khi thứ tự của các răng vĩnh viễn sẽ mọc tương tự như răng sữa, nghĩa là chiếc răng sữa nào mọc trước thì sẽ rụng trước.

Tuy nhiên, thứ tự thay răng của hàm trên sẽ khác một chút so với hàm dưới. Nếu thứ tự phổ biến của hàm trên là: răng cửa giữa – răng cửa bên – răng tiền cối – răng nanh và các răng cối lớn, thì đối với hàm dưới sẽ là: răng cửa giữa – răng cửa bên – răng nanh – răng tiền cối và cuối cùng là các răng cối.

Độ tuổi thay răng ở trẻ em diễn ra ngắn hay dài phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố sau:

– Đặc điểm của từng loại răng và vị trí của răng: Răng một chân thì thời gian thay răng sẽ chỉ diễn ra trong vài tuần nhưng đối với răng nhiều chân như răng cối thì đòi hỏi thời gian lâu hơn, có thể từ 1 – 2 tháng. Các răng được mọc trong điều kiện thoải mái thì thời gian thay răng sẽ ngắn hơn so với răng bị kẹt trong khe hay bị chèn ép bởi các răng khác;

– Thói quen của trẻ: Một số thói quen xấu của trẻ cũng góp phần ảnh hưởng đến thời gian thay răng. Khi những chiếc răng sữa rụng đi, trẻ sẽ thấy miệng mình có khoảng trống và thường đưa tay vào miệng hay dùng lưỡi để tác động vào đó. Việc này có thể gây ra viêm nhiễm nên các bậc phụ huynh cần thường xuyên nhắc nhở để trẻ bỏ dần những thói quen xấu này.

Trên đây là những dấu hiệu và quá trình mọc răng của trẻ. Các bạn hãy tham khảo để biết răng sữa mọc lúc nào cũng như giúp bé nhà bạn có 1 hàm răng thật đẹp nhé. Bạn cũng cần để có thể theo dõi lịch mọc răng cho bé để chuẩn bị sức khỏe tốt nhất cho bé nhé.

Bạn đang xem bài viết thuộc chuyên mục:

Đến với Công ty TNHH Nha Khoa SÀI GÒN B.H, bạn không còn lo lắng về sức khỏe răng miệng và vẻ đẹp cho nụ cười. Hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới: