Gọi lại cho tôi Đặt lịch hẹn

Đau nhức răng hàm có thể do các tác động bên ngoài hoặc do các bệnh lý răng miệng bên trong cơ thể gây ra. Dù nguyên nhân là gì, bạn cũng đều gặp phải nhiều tình huống khó chịu trong công việc và cuộc sống hàng ngày.

Không giống như những cơn đau bình thường, đau nhức răng hàm thường âm ỉ, dai dẳng và khó dứt, khiến bạn liên tục bị “hành hạ” mà không thể tập trung vào công việc. Để cơn đau này biến mất, bạn cần biết cách điều trị cho từng trường hợp cụ thể.

Trường hợp bị viêm nướu

Vi khuẩn từ các mảng bám thức ăn có thể gây ra tình trạng viêm các mô mềm hoặc mô nướu. Lúc này, vùng nướu xung quanh răng thường bị sưng đỏ, dễ bị chảy máu, sưng mủ, gây ra đau nhức và có mùi hôi khó chịu. Nếu tình trạng này nghiêm trọng, thậm chí bạn còn có thể mất đi chiếc răng hàm của mình.

Cách điều trị:

Bạn cần đến nha khoa để bác sĩ loại bỏ các tác nhân gây bệnh. Thông thường, bạn sẽ cần lấy cao răng định kỳ 3 đến 6 tháng/lần. Đồng thời, bạn cũng phải chú ý đảm bảo răng miệng luôn sạch sẽ để phòng ngừa bệnh tái phát.

Trường hợp bị sâu răng

Sâu răng có thể phá hủy men răng và ngà răng, khiến bạn phải đối mặt với tình cảnh đau nhức răng hàm chẳng mấy dễ chịu. Nếu nghiêm trọng hơn, sâu răng có thể tác động đến tủy, khiến cảm giác đau nhức bạn phải trải qua tăng lên nhiều lần.

Cách điều trị:

Bác sĩ sẽ tiến hành nạo sạch vết sâu và trám lại răng. Nhờ đó, cảm giác đau nhức răng hàm không còn mà răng cũng được khôi phục lại chức năng ăn nhai và thẩm mỹ. Trong trường hợp nghiêm trọng nhất, có thể bạn sẽ phải bọc răng sứ hoặc nhổ bỏ răng sâu để trồng lại răng mới.

Trường hợp bị viêm tủy

Tình trạng sâu răng không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm tủy. Lúc này, các cơn đau sẽ kéo dài, thường xuất hiện vào ban đêm khiến bệnh nhân mất ngủ. Khi bạn ăn thực phẩm chua ngọt hoặc quá nóng, quá lạnh, cơn đau sẽ xuất hiện liên tục làm bạn không thể tiếp tục ăn uống.

Cách điều trị:

Tương tự như trường hợp sâu răng, nếu bạn bị đau nhức răng hàm do viêm tủy, bạn cũng cần được làm sạch phần tủy bị viêm. Sau đó, bác sĩ cần hàn trám lại răng để ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập.

Trường hợp mọc răng khôn

Khi chiếc răng trong cùng hay còn gọi là răng khôn mọc ngầm, mọc lệch sẽ khiến chiếc răng hàm bên cạnh bị chèn ép. Mặt khác, điều này cũng có thể làm xương hàm bị tác động và gây ra những cơn đau nhức dữ dội. Khi đó, mọi sinh hoạt của bệnh nhân từ ăn uống, ngủ nghỉ cho tới công việc hàng ngày đều bị ảnh hưởng nặng nề.

Cách điều trị:

Nếu răng khôn mọc thẳng nhưng bị cản trở bởi nướu hoặc xương hàm, bác sĩ nha kha sẽ giúp bạn tách nướu để giúp răng có thể mọc lên một cách thuận lợi. Ngược lại, nếu răng khôn mọc ngầm hoặc lệch, có thể bạn sẽ phải nhổ bỏ chiếc răng này.

Một số trường hợp khác

Tai nạn, ăn thực phẩm quá cứng cùng nhiều nguyên nhân khác có thể khiến chiếc răng hàm của bạn bị mẻ, vỡ, mòn chân răng,… Đây cũng là trường hợp gây đau nhức răng hàm thường gặp.

Cách điều trị:

Tùy vào từng nguyên nhân cụ thể mà có cách điều trị khác nhau. Thông thường, trám răng, bọc răng sứ hay trồng lại răng mới là những biện pháp được áp dụng phổ biến.

Như vậy, để không bị tình trạng đau nhức răng hàm làm phiền, bạn cần nhanh chóng đến một nha khoa uy tín. Tại đây, bác sĩ sẽ thăm khám và trực tiếp tư vấn cho bạn cách điều trị phù hợp và triệt để nhất!

Bạn đang xem bài viết thuộc chuyên mục:

Đến với Công ty TNHH Nha Khoa SÀI GÒN B.H, bạn không còn lo lắng về sức khỏe răng miệng và vẻ đẹp cho nụ cười. Hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới: