Gọi lại cho tôi Đặt lịch hẹn

Răng cấm là một trong những răng có chức năng ăn nhai quan trọng của hàm. Tuy nằm ở vị trí quan trọng, nhưng răng cấm lại là răng dễ bị sâu nhất.

Bọc sứ răng cấm bị sâu là phương pháp điều trị thích hợp cho những trường hợp sâu nặng. Đồng thời cũng mang đến hiệu quả tốt nhất cho bệnh nhân.

boc-su-rang-cam

»»» Xem thêm chia sẻ: Bọc sứ răng cửa

Vì sao răng cấm bị sâu?

Chúng ta đã biết răng cấm đảm nhiệm chức năng ăn nhai vô cùng quan trọng. Trong suốt quá trình sử dụng, nếu không được chăm sóc thường xuyên, răng cấm rất dễ bị sâu.

Có nhiều nguyên nhân để dẫn đến tình trạng này, nhưng lý do phổ biến nhất là do các mảng bám thức ăn trên bề mặt răng lâu ngày gây sâu răng.

Răng cấm bị sâu ảnh hưởng khá lớn đến sức khỏe người bệnh. Các cơn đau nhức có thể gây khó khăn trong quá trình ăn nhai. Nếu tình trạng sâu răng kéo dài, ăn vào tủy có thể gây nên viêm tủy răng gây mất răng vĩnh viễn.

Chính vì hậu quả nghiêm trọng đó mà bệnh nhân cần phải điều trị sâu răng kịp thời và dứt điểm. Có 2 cách phổ biến để cải thiện và phục hồi răng cấm bị sâu là trám răng và bọc sứ răng cấm.

Sự khác nhau giữa trám răng và bọc sứ cho răng cấm?

– Trám răng: Là phương pháp điều trị sâu răng phổ biến, được sử dụng rộng rãi trong nha khoa hiện nay. Trám răng giúp bít lỗ sâu, hạn chế sâu răng ăn sâu vào tủy và phục hồi khả năng ăn nhai của răng. Tuy nhiên phương pháp này chỉ thích hợp cho răng cấm bị sâu nhẹ, chưa bị vỡ mẻ nghiêm trọng.

Ưu điểm: Khắc phục tình trạng sâu răng cấm. Hoàn thiện thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của răng. Chi phí thấp, điều trị nhanh chóng và dễ dàng.

Nhược điểm: Vết trám dễ bong tróc trong quá trình sử dụng. Không khắc phục triệt để các trường hợp răng sâu nặng, răng bị vỡ mẻ lớn.

boc rang su toan ham

Bọc răng sứ: Là phương pháp được sử dụng nhiều trong vài năm trở lại đây. Bằng cách mài nhỏ răng thật, gắn mão sứ phù hợp lên thân răng để phục hồi chức năng và thẩm mỹ của răng. Đây được xem là phương pháp điều trị triệt để vì nó khắc phục được hầu hết hạn chế mà các phương pháp cũ gặp phải.

Ưu điểm: Phục hồi chức năng ăn nhai của răng. Hoàn thiện tính thẩm mỹ, răng sứ đều đẹp và chắc chắn. Răng sứ có độ bền cao, không dễ bể vỡ trong quá trình sử dụng. Bọc sứ răng cấm cũng giúp người bệnh ăn nhai tốt hơn so với trước. Đồng thời không phải trám đi trám lại nhiều lần về sau.

Nhược điểm: Phương pháp này thường có chi phí cao và mất nhiều thời gian hơn.

Bọc sứ răng cấm an toàn không?

Gần đây, nhiều trang báo lá cải đăng tin về hậu quả từ việc bọc răng sứ đã gây hoang mang cho nhiều khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ này.

Mọi phương pháp điều trị đều có ưu và nhược điểm của nó. Tuy nhiên, bọc răng sứ tại các cơ sở nha khoa uy tín sẽ không gây nguy hiểm cho bệnh nhân.

Hàng loạt nha khoa giá rẻ hiện nay đang sử dụng răng sứ không rõ nguồn gốc, tay nghề non kém và trang thiết bị thiếu thốn cũng trở thành nguyên nhân gây nên tình trạng nguy hiểm cho răng miệng bệnh nhân. Chính vì vậy, bọc sứ răng cấm an toàn nên được thực hiện tại các nha khoa uy tín.

Bọc sứ răng cấm bao nhiêu tiền?

Chi phí bọc sứ cho răng cấm là thắc mắc của phần lớn khách hàng hiện nay. Để có được mức giá chính xác cho dịch vụ này, bệnh nhân cần đến thăm khám để được bác sĩ kiểm tra tình trạng răng sâu.

Sau khi đã kiểm tra được tình trạng sâu răng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phương hướng điều trị thích hợp. Bệnh nhân có thể tùy chọn loại sứ phù hợp với nhu cầu và kinh tế của mình.

Hiện nay, trên thị trường có 4 loại sứ chính là sứ kim loại, sứ Titan, sứ kim loại quý và răng toàn sứ. Mỗi loại có nguồn gốc, xuất xứ và chất lượng khác nhau. Do đó chi phí của mỗi loại sứ cũng chênh lệch đáng kể.

– Nếu bệnh nhân có nhu cầu bọc sứ răng cấm bị sâu chi phí thấp, có thể cân nhắc sử dụng răng sứ kim loại. Giá cả của loại sứ này không quá cao, chỉ từ khoảng hơn 1,5 triệu đồng 1 răng. Tuy nhiên, răng sứ kim loại mắc phải nhược điểm là dễ bị lộ chân răng sau thời gian dài sử dụng gây mất thẩm mỹ.

– Răng sứ Titan cũng giống với sứ kim loại ở chỗ mão sứ bọc ngoài một lõi kim loại, tuy nhiên Titan có chất lượng tốt hơn. Chính vì vậy mà chi phí cho loại sứ này cũng cao hơn sứ kim loại thông thường một chút, khoảng hơn 2 triệu đồng cho 1 răng.

– Răng toàn sứ không có lõi kim loại, xét về thẩm mỹ lẫn độ bền đều cao hơn các loại sứ kim loại. Tuy nhiên, chi phí cho sản phẩm này cao hơn, từ 4,5 triệu đồng đến hơn 6 triệu đồng 1 răng.

– Sứ kim loại quý được thiết kế với lõi bên trong làm từ vàng, Palladium,…chi phí cho răng sứ loại này thường có giá khá cao, từ 8,5 triệu đồng trở lên tùy vào kim loại quý được chọn.

Bọc sứ răng cấm sẽ mang đến chất lượng răng miệng tốt hơn cho bạn. Đây cũng là phương pháp điều trị triệt để, giúp bạn tự tin và thoải mái hơn trong cuộc sống thường ngày.

Bạn đang xem bài viết thuộc chuyên mục:

Đến với Công ty TNHH Nha Khoa SÀI GÒN B.H, bạn không còn lo lắng về sức khỏe răng miệng và vẻ đẹp cho nụ cười. Hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới: