Gọi lại cho tôi Đặt lịch hẹn

Một chiếc răng bị mất có thể là vấn đề nhỏ của một số người, nhưng đối với những ai đang phải đối mặt với nó từng ngày thì đây lại là nguyên do khiến họ mất tự tin trầm trọng. Trồng răng hàm là biện pháp hữu hiệu trong việc phục hồi chức năng ăn nhai của răng, đồng thời mang lại sự tự tin và rạng rỡ cho người bệnh.

1. Vì sao phải trồng răng hàm, có nên trồng răng hàm đã mất hay không?

1.1 Răng hàm là gì?

Răng người hoàn thiện bao gồm 32 chiếc, trong đó có 8 chiếc răng cửa, 4 chiếc răng nanh, 8 chiếc răng cối nhỏ, 8 chiếc răng hàm, 4 chiếc răng khôn. Răng hàm là răng mặt trong của hàm, có chức năng bảo vệ xương hàm và hoàn thiện chức năng ăn nhai, nghiền nát thức ăn.

Ngoại trừ 4 răng khôn, mỗi răng trong bộ răng hàm đều có chức năng quan trọng và cần thiết. Chính vì vậy, khi bị mất đi một trong các răng hàm, bệnh nhân sẽ gặp phải nhiều vấn đề phiền phức như ăn uống khó khăn, các răng kề cận bị xô lệch,…

1.2 Vì sao phải trồng răng hàm?

Trồng răng hàm là biện pháp phục hồi các răng đã mất bằng cách cấy ghép cố định các trụ implant vào xương hàm, sau đó, tiến hành gắn các mão sứ để tạo một răng giả chắc chắn như răng thật. Đây được xem là lựa chọn tối ưu cho những người bị mất răng, đặc biệt là các răng có vai trò quan trọng như răng hàm.

Trồng răng hàm bị mất cần được thực hiện sớm để phục hồi chức năng ăn nhai cho răng. Bệnh nhân cũng tránh được tình trạng xô lệch các răng trên cung hàm. Bên cạnh đó, việc trồng răng hàm cũng cải thiện tính thẩm mỹ và hạn chế tối đa tình trạng tiêu xương ở răng đã mất.

1.3 Những ai nên trồng răng hàm?

– Bệnh nhân gặp phải trường hợp không mong muốn như tai nạn, chấn thương dẫn đến mất một hoặc nhiều răng không thể phục hồi bằng cách trám hoặc các biện pháp nha khoa thông thường.

– Một số người mắc phải các bệnh lý về răng nghiêm trọng như viêm tủy, viêm chân răng nặng, nha chu nặng,… được chỉ định nhổ bỏ răng để tránh lây lan.
Các trường hợp răng sâu ăn mòn đến chân răng không thể phục hồi.

1.4 Người lớn tuổi có trồng răng hàm được không?

Thông thường, phương pháp này hoàn toàn phù hợp với mọi trường hợp mất răng. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp mất răng do tuổi già, tùy vào điều kiện sức khỏe mà cân nhắc biện pháp trồng răng hàm giả với việc sử dụng hàm tháo lắp.

Quá trình trồng răng giả tốn thời gian và có thể gây nhiều đau đớn, đối với người lớn tuổi không đủ sức khỏe thì không nên lựa chọn dịch vụ này.

Doi-tuong-k-nen-trong-rang

2. Các phương pháp trồng răng hàm đang được sử dụng nhiều tại các nha khoa

Mỗi một trường hợp mất răng sẽ có cách phục hồi và điều trị khác nhau. Trong đó, các răng hàm bị mất có thể được trồng lại bằng 2 cách bao gồm trồng răng hàm tháo lắp và cố định.

2.1 Trồng răng hàm giả cố định

Trồng răng cố định được chỉ định thực hiện cho các trường hợp mất răng vĩnh viễn ở người trường thành. Bệnh nhân nên trồng răng hàm sớm để tránh tiêu xương hàm chỗ răng đã mất, phục hồi chức năng ăn nhai và nghiền nát thức ăn.

Bên cạnh đó, trồng răng cố định cũng mang đến nụ cười hoàn thiện và hạn chế sự xô lệch của các răng kề cạnh.

Khi lựa chọn phương pháp trồng răng hàm giả cố định, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tình trạng răng hàm đã mất của bệnh nhân. Các chỉ định điều trị sẽ được tư vấn cụ thể chi tiết, sau đó bệnh nhân sẽ chọn loại trụ và loại sứ phù hợp với mình.

Các bác sĩ tiến hành cấy ghép các trụ implant cố định vào xương hàm làm một bệ đỡ chắc chắn. Sau đó, các mão sứ được gắn lên các trụ như một răng thật tự nhiên phục hồi cả chức năng ăn nhai lẫn thẩm mỹ cho bệnh nhân.

+ Ưu điểm:

Trồng lại răng hàm đã mất bằng cách phục hình cố định với các trụ implant mang đến kết quả tối ưu cho bệnh nhân. Răng hàm phục hồi chức năng ăn nhai, nghiền nát thức ăn tốt và không gây khó chịu cho người bệnh.

Cải thiện tính thẩm mỹ nhanh chóng, trả lại nụ cười tự tin cho người bệnh. Răng sứ hoàn chỉnh như răng thật, không dễ phát hiện là răng giả.

Là phương pháp điều trị triệt để, chắc chắn và có tuổi thọ cao. Nếu bảo vệ và chăm sóc tốt, răng hàm giả cố định có thể sử dụng vĩnh viễn.

+ Nhược điểm:

Chi phí cao và thời gian điều trị kéo dài. Một case trồng răng giả có thể mất từ 3 đến 6 tháng tùy vào thể trạng và khả năng lành thương của bệnh nhân.

2.2 Trồng răng hàm giả tháo lắp

Răng hàm giả tháo lắp phù hợp với bệnh nhân mất răng nhưng tuổi đã cao không thể sử dụng phương pháp trồng răng hàm cố định. Hoặc người bệnh không có điều kiện kinh tế đủ để trồng răng cố định. Bằng cách sử dụng lực đỡ của các răng liền kề, bệnh nhân sẽ được tạo một hàm giả phù hợp với hàm răng bị mất.

+ Ưu điểm:

– Cải thiện tính năng ăn nhai, nghiền nát thức ăn cần thiết cho người bệnh.

– Hoàn thiện tính thẩm mỹ của răng.

– Tháo lắp dễ dàng, tiện lợi cho bệnh nhân. Hàm được tạo từ chất liệu titan, sứ hoặc nhựa nên lành tính không dễ gây kích ứng cho nướu.

– Không mất quá nhiều thời gian hoàn thành, chi phí cũng không quá đắt đỏ phù hợp với điều kiện kinh tế của bệnh nhân.

+ Nhược điểm:

– Không thực sự tối ưu vì khả năng chịu lực không tốt do sử dụng sự hỗ trợ từ các răng liền kề.

– Dễ nhiễm khuẩn và bị sâu các răng thật nếu không vệ sinh hàm giả kỹ càng.

– Hàm tháo lắp dễ bị mất, gây tốn kém.

2.3 Nên trồng răng hàm loại nào?

Tùy thuộc vào tình trạng răng bị mất, sức khỏe bản thân và điều kiện kinh tế mà bệnh nhân có thể lựa chọn phương pháp trồng răng hàm phù hợp.

Tuy nhiên, trồng răng cố định vẫn là giải pháp tối ưu nhất cho các trường hợp mất 1 hoặc nhiều răng hiện nay.

3. Quy trình trồng răng hàm

Dù là trồng răng hàm cố định hay tháo lắp, bệnh nhân đều cần phải trải qua các quy trình chung bao gồm:

– Thăm khám và chụp phim: Đây là bước quan trọng nhằm xác định được tình trạng răng đã mất là nhẹ hay nghiêm trọng để đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.

– Lấy dấu răng: Sau khi đã xác định được tình trạng răng, bệnh nhân sẽ tiến hành lấy dấu răng để tạo hình hàm giả hoặc răng giả.

Ở trường hợp bệnh nhân lựa chọn sử dụng hàm tháo lắp, bác sĩ sẽ tiến hành tạo hàm giả phù hợp với hàm người bệnh. Sau đó, bệnh nhân sẽ được tiến hành làm sạch khoang miệng và lắp hàm giả.
Nếu bệnh nhân lựa chọn trồng răng cố định sẽ phải lựa chọn trụ implant phù hợp và mão sứ mà bệnh nhân mong muốn. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành cấy ghép trụ implant vào xương hàm người bệnh. Bệnh nhân sẽ phải chờ cho vết thương lành hẳn, mới tiến hành gắn mão sứ và hoàn chỉnh răng.

4. Các lưu ý trong khi trồng răng hàm

– Trồng răng hàm là phương pháp phục hồi răng hiệu quả, tuy nhiên nếu không thực hiện đúng chuyên môn kỹ thuật, rất có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh. Do đó, bệnh nhân có nhu cầu trồng răng cần tìm hiểu kỹ các thông tin để lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín và chất lượng.

– Đối với vật liệu nha khoa sử dụng trong trồng răng, dù là phương pháp cố định hay tháo lắp đều phải có xuất xứ rõ ràng, chất lượng đảm bảo và vô trùng tuyệt đối.

– Trồng răng hàm trên hay hàm dưới đều nên chú ý vệ sinh và chăm sóc răng miệng đúng cách. Bệnh nhân nên tuân theo các chỉ định của bác sĩ trước, trong và sau khi điều trị để mang đến kết quả tốt hơn.

– Chú ý đến thực đơn ăn uống mỗi ngày. Nên hạn chế các thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, các thực phẩm ảnh hưởng đến chất lượng răng.

– Kiểm tra răng miệng định kỳ 6 tháng 1 lần.

Trồng răng hàm có đau không? Đối với phương pháp trồng răng giả tháo lắp, bệnh nhân sẽ không cảm thấy đau đớn.

Tuy nhiên, đối với trồng răng cố định, vì phải tác động đến phần xương hàm nên sẽ xuất hiện những cơn đau nhức. Tuy nhiên, bệnh nhân sẽ được tiêm tê giảm đau nên cơn đau sẽ luôn được khống chế tốt nhất trong suốt quá trình điều trị.

Phương pháp trồng răng hàm cố định nhận được sự hỗ trợ tuyệt vời của các loại máy móc hiện đại cùng công nghệ kỹ thuật cao. Các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm và vật liệu chất lượng với nguồn gốc rõ ràng, độ bền tuyệt đối chính là thế mạnh mà biện pháp này có được. Chế độ bảo hành lâu dài đến trọn đời giúp khách hàng an tâm và thoải mái trong suốt quá trình sử dụng.

Trồng răng hàm bị sâu có được không? Đối với tình trạng răng sâu nhẹ, có thể lấy sạch ổ sâu, lấy tủy và trám lỗ sâu. Tuy nhiên, khi răng bị sâu nặng gây vỡ mẻ mất chân răng phải nhổ bỏ, trồng răng giả là liệu pháp an toàn và hiệu quả nhất.

Trồng răng hàm mất bao lâu? Nếu dùng hàm tháo lắp, bệnh nhân sẽ không mất quá nhiều thời gian để hoàn thành. Tuy nhiên, khi trồng răng cố định, bệnh nhân có thể mất từ 3 đến 6 tháng (tùy thời gian lành thương) mới hoàn chỉnh răng giả.

5. Chi phí trồng răng hàm là bao nhiêu?

Chi phí cho một case trồng răng hàm cố định sẽ tùy thuộc vào độ khó của răng và vật liệu sử dụng. Bệnh nhân có thể lựa chọn implant và mão sứ theo nhu cầu của bản thân. Tại Nha Khoa Sài Gòn B.H, giá thành của các trụ implant có thể giao động từ 5 đến hơn 20 triệu đồng.

Các mão sứ tùy vào lựa chọn có thể có chi phí từ 3 đến 9 triệu đồng 1 răng.

Khách hàng có nhu cầu trồng răng có thể tham khảo bảng chi phí dưới đây để tìm hiểu thêm về dịch vụ: https://nhakhoasaigon.vn/bang-gia-dich-vu

Bạn đang xem bài viết thuộc chuyên mục:

Đến với Công ty TNHH Nha Khoa SÀI GÒN B.H, bạn không còn lo lắng về sức khỏe răng miệng và vẻ đẹp cho nụ cười. Hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới: