Gọi lại cho tôi Đặt lịch hẹn

Là một phương pháp phục hình truyền thống nên trồng răng giả bằng hàm tháo lắp cũng thường xuyên được áp dụng đối với nhiều trường hợp mất răng. Vậy đó là những trường hợp nào và phương pháp này có thể đem tới hiệu quả ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Trong các hình thức trồng răng giả hiện nay, hàm giả tháo lắp là hình thức xuất hiện sớm nhất. Hiểu một cách đơn giản, đây là phương pháp phục hình mà ở đó, chiếc răng đã mất sẽ được tái tạo bằng một nền hàm hoặc hàm khung, bên trên được gắn răng nhựa hoặc răng sứ. Nhiều trường hợp còn có móc kim loại kèm theo. Dù bạn mất một, nhiều răng hay thậm chí mất răng nguyên hàm, bạn đều có thể áp dụng cách trồng răng giả truyền thống này.

1. Trồng răng giả bằng hàm tháo lắp có ưu điểm gì?

Đã có nhiều phương pháp trồng răng hiện đại hơn được ra đời, nhưng trồng răng giả bằng hàm tháo lắp vẫn được nhiều người áp dụng. Lý do là bởi những lợi ích mà phương pháp này đem tới cho từng bệnh nhân:

+ Có quy trình thực hiện vô cùng đơn giản. Vì vậy, bạn không mất quá nhiều thời gian để tiến hành.

+ Hàm tháo lắp có chi phí thấp nhất trong tất cả các phương pháp phục hình hiện nay. Do đó, bạn không cần phải bận tâm về vấn đề chi phí khi áp dụng phương pháp này.

+ Hàm tháo lắp được làm từ những vật liệu lành tính, an toàn với cơ thể nên không gây kích ứng và các phản ứng phụ.

+ Khả năng ăn nhai được khôi phục ở mức cơ bản, giúp việc ăn uống được cải thiện. Đồng thời, mặt thẩm mỹ, khả năng phát âm cũng được đảm bảo ở một mức độ nhất định.

+ Bạn có thể tự mình tháo lắp hàm giả dễ dàng để vệ sinh sau mỗi lần ăn uống.

2. Một số nhược điểm của hàm giả tháo lắp

Bên cạnh những ưu điểm của mình, trồng răng giả bằng hàm tháo lắp cũng tồn tại một vài nhược điểm. Đó là:

+ Hàm giả có khả năng chịu lực yếu nên bạn sẽ gặp khó khăn trong việc thưởng thức những thực phẩm cứng hoặc dai. Đồng thời, đây cũng là phương pháp có độ bền thấp nhất, dễ bị hư hỏng sau một thời gian sử dụng.

+ Hàm giả tháo lắp có màu sắc không tự nhiên như răng thật. Vì vậy, mặt thẩm mỹ có thể không được khôi phục ở mức tối đa như mong muốn của nhiều bệnh nhân.

+ Bạn có thể cảm thấy vướng víu, bất tiện trong thời gian đầu sử dụng hàm giả. Mặt khác, phương pháp này cũng không thể ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm nguy hiểm xảy ra.

3. Bạn nên trồng răng hàm giả bằng hàm tháo lắp khi nào?

Từ những ưu điểm và nhược điểm kể trên, hàm tháo lắp thường được áp dụng trong những trường hợp sau đây:

+ Mất các răng xen kẽ nhưng khoảng cách lại quá dài.

+ Mất nhiều răng hoặc toàn bộ hàm, nhưng bệnh nhân không muốn áp dụng các phương pháp trồng răng cố định.

+ Bệnh nhân là người lớn tuổi, các răng còn lại trên cung hàm đã suy yếu nên không thể làm cầu răng hoặc cấu trúc xương hàm cũng không còn khỏe mạnh để áp dụng hình thức cấy ghép Implant hiện đại.

Trong các trường hợp còn lại, nếu bạn muốn có được hiệu quả phục hình tối ưu, bạn nên cân nhắc trồng răng giả cố định. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp trồng răng giả bằng hàm tháo lắp với cấy ghép Implant để vừa nâng cao hiệu quả phục hình, vừa tiết kiệm chi phí. Dù phương pháp bạn lựa chọn là gì, bạn cũng phải tìm cho mình một nha khoa thật sự uy tín nhé.

Bạn đang xem bài viết thuộc chuyên mục:

Đến với Công ty TNHH Nha Khoa SÀI GÒN B.H, bạn không còn lo lắng về sức khỏe răng miệng và vẻ đẹp cho nụ cười. Hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới: