Gọi lại cho tôi Đặt lịch hẹn

Áp xe răng là gì và vì sao nó được liệt vào danh sách những trường hợp nguy hiểm cần điều trị kịp thời? Những chú ý cần thiết khi răng bị áp xe và cơ sở điều trị uy tín, chất lượng, an toàn? Mọi thông tin sẽ được cung cấp đầy đủ và chi tiết trong bài viết dưới đây!

 

1. Áp xe răng là gì?

Tình trạng sưng nề, xuất hiện mụn mủ xung quanh răng gây đau nhức gọi là áp xe răng. Các túi mủ này hình thành do nhiễm khuẩn, nhiễm trùng từ vết thương đã có. Răng bị áp xe có thể phải chịu đựng các cơn đau nhức từ nhẹ đến nặng và khả năng lây lan đến vùng lân cận như cổ, tai,…

Áp xe răng có nguy hiểm không? Nhiều người xem thường tình trạng này, vì nghĩ không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, trong nha khoa, áp xe là tình trạng vô cùng nghiêm trọng và nguy hiểm đối với người bệnh. Những biến chứng do áp xe răng là vô cùng lớn, đây là bệnh lý cần được giải quyết triệt để và nhanh chóng.

2. Vì sao lại bị áp xe răng?

Nguyên nhân gây áp xe răng xuất phát từ tình trạng viêm tủy, nha chu kéo dài không điều trị triệt để. Vùng nướu quanh răng bắt đầu lây nhiễm vi khuẩn, nhiễm trùng và xuất hiện các tủi mủ gây đau nhức. Tùy vào tình trạng và nguyên do mà bác sĩ chia áp xe răng thành các loại khác nhau.

– Áp xe quanh chóp răng: là tình trạng các răng sâu không chữa trị kịp thời ăn lấn vào tủy hoặc trong quá trình điều trị, răng quá yếu khiến tổn thương cấu trúc quanh chóp răng. Vi khuẩn tích tụ ở ổ răng và bắt đầu ăn dần đến các phần lân cận tạo nên các túi mủ và hình thành áp xe.

– Áp xe nha chu: vi khuẩn từ các mảng bám thức ăn lâu ngày trên răng ăn sâu vào răng hình thành các ổ viêm. Áp xe nha chu có thể xuất phát từ túi nha chu, do người bệnh không điều trị sớm mà thành.

3. Dấu hiệu của người bị áp xe răng là gì?

Áp xe răng thường sẽ bắt đầu bằng các cơn đau nhói bất ngờ trong răng hoặc nướu. Tình trạng sẽ ngày càng tồi tệ khi các ổ viêm bắt đầu phát triển nhiều hơn.

3.1 Dấu hiệu để nhận biết răng bị áp xe còn được thể hiện qua:

– Các cơn đau xuất hiện bất chợt và lan dần đến đầu, cổ, tai,…
– Đau khi ăn nhai, nhiều hơn khi nằm xuống.
– Chỗ bị áp xe bắt đầu đỏ và sưng nề, răng trở nên nhạy cảm hoặc hơi lung lay.
– Sốt và miệng có mùi hôi.
– Hạch bạch huyết sưng ở cổ hoặc ở dưới hàm.

bien chung ap xe rang

3.2 Áp xe răng nguy hiểm như thế nào?

– Nhiễm trùng sẽ lây lan đến các răng và hàm lân cận nếu không được chữa trị kịp thời.
– Gây đau nhức, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và tâm lý người bệnh.
– Áp xe có thể gây nên tình trạng hôi miệng kéo dài.
– Ở tình trạng nặng hơn, nhiễm trùng có thể vào máu, lan đến cổ, vai, tai,… có thể gây tử vong nếu không được điều trị đúng cách.

4. Điều trị áp xe răng như thế nào?

Nếu bệnh nhân bị áp xe răng ở thể nhẹ, tức là chỉ chớm hình thành các túi viêm có thể điều trị tại nhà bằng phương pháp tạm thời để ngăn chặn. Tuy nhiên, khi áp xe răng trở nên đau nhức, gây sốt và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, bệnh nhân cần đến điều trị chuyên môn tại các nha khoa uy tín.

4.1. Điều trị tại nhà để ngăn chặn các túi viêm phát triển

– Khi nướu răng có dấu hiệu sưng đỏ, các cơn đau xuất hiện không thường xuyên, bệnh nhân có thể làm sạch khoang miệng bằng nước muối ấm. Muối vẫn luôn là lựa chọn khử trùng và làm sạch tại nhà hiệu quả nhất. Súc miệng bằng nước muối ấm thường xuyên có thể giúp vùng áp xe răng đỡ đau nhức và ngăn chặn lây lan sang các vùng khác.

– Bệnh nhân cũng có thể sử dụng các loại thuốc kháng viêm thông dụng không kê đơn được bán tại các hiệu thuốc. Đây là cách làm giảm áp xe răng hiệu quả ở dạng nhẹ.

su dung thuoc khang sinh

4.2. Điều trị triệt để, kịp thời nếu áp xe răng nặng

Nếu các cơn đau xuất hiện thường xuyên kèm với sốt, các hạch sưng lên và vùng bị áp xe có mủ là dấu hiệu tình trạng đã nặng đi. Lúc này, bệnh nhân nên chủ động tìm đến các cơ sở nha khoa để điều trị.
Sau khi chụp X-quang răng, bác sĩ sẽ xác định tình trạng áp xe đã lây lan sang vùng khác hay chưa, sau đó đưa ra phương án điều trị hợp lý.

– Rạch tháo mủ: bác sĩ sẽ tiến hành rạch một đoạn nhỏ nơi răng bị áp xe để dẫn lưu mủ ra ngoài. Sau đó sẽ làm sạch vết thương và khoang miệng để tránh nhiễm khuẩn.

– Nhổ răng: nếu răng đã quá yếu, lung lay, các ổ viêm ăn sâu vào chân răng cho thấy sự tiêu xương nặng thì cần phải nhổ bỏ răng để tránh ăn lan sang các răng khác.
Lấy tủy răng, điều trị nội nha nếu nguyên nhân xuất phát từ viêm tủy.

5. Làm gì để tránh bị áp xe răng?

Để không gặp phải trường hợp áp xe răng, bạn nên chú ý chăm sóc răng miệng thường xuyên và vệ sinh đúng cách. Không để sâu răng cũng là một cách tránh gặp phải tình trạng áp xe.

– Vệ sinh răng miệng 2 lần mỗi ngày.
– Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch răng sau khi ăn.
– Thay đổi bàn chải sau 3 đến 4 tháng sử dụng hoặc khi lông bàn chải xấu đi.
– Điều chỉnh chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe răng miệng.
– Kiểm tra răng thường xuyên 6 tháng mỗi lần để ngăn chặn kịp thời các vấn đề về răng miệng.

6. Những lưu ý trong điều trị áp xe răng

Vì đây là bệnh lý có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe lẫn tính mạng, nên trong quá trình điều trị cũng cần hết sức cẩn thận. Tùy tình trạng mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị rõ ràng, bệnh nhân nên lưu ý một số điều sau:

– Tuân theo chỉ định của bác sĩ sau điều trị, uống thuốc và vệ sinh đúng cách.

– Theo dõi tình trạng răng, có bất thường nên nhanh chóng báo ngay cho bác sĩ để kiểm tra.

– Hạn chế ăn các thức ăn cứng, dai, không tốt cho vết thương hở trong những ngày đầu tiên.

– Nếu các vết thương vẫn còn sưng đau trong nhiều ngày, rất có khả năng các ổ viêm mủ vẫn chưa được lấy sạch. Bệnh nhân nên đến thăm khám và kiểm tra.

Áp xe răng có thể ảnh hưởng lớn đến chất lượng sức khỏe lẫn tính mạng con người. Do đó, điều trị triệt để và nhanh chóng là vô cùng cần thiết để bảo vệ và duy trì sức khỏe răng miệng.

Nếu đang gặp phải các dấu hiệu bất thường của răng, khách hàng có thể đến thăm khám và tư vấn tại Nha Khoa Sài Gòn B.H, liên hệ đặt lịch qua Hotline: 19002102.

Bạn đang xem bài viết thuộc chuyên mục:

Đến với Công ty TNHH Nha Khoa SÀI GÒN B.H, bạn không còn lo lắng về sức khỏe răng miệng và vẻ đẹp cho nụ cười. Hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới: